• Hiseda Company Limited

    The utilization of logo and symbol will present the reputation and is the objective evidence on management and technical competence of accredited bodies.

     


     

    Hotline: 0937979763 OR 0901358521

    Email: hc-info@hiseda.com
    Working time is from Monday to Friday.
    Morning from 8:00 to 11:40, afternoon from 13:00 to 17:00.

Những vấn đề chung về đo Nhiệt độ - Hiệu chuẩn

 

Nhiệt độ là một tham số vật lý quan trọng, thường hay gặp trong kỹ thuật, công nghiệp, nông nghiệp và trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Nó là tham số có liên quan đến tính chất của rất nhiều vật chất, thể hiện hiệu suất của các máy nhiệt và là nhân tố trọng yếu ảnh hưởng đến sự truyền nhiệt. Vì lẽ đó mà trong các nhà máy, trong hệ thống nhiệt... đều phải dùng nhiều dụng cụ đo nhiệt độ khác nhau. Chất lượng và số lượng sản phẩm sản xuất được đều có liên quan tới nhiệt độ, nhiều trường hợp phải đo nhiệt độ để đảm bảo cho yêu cầu thiết bị và cho quá trình sản xuất. Hiện nay yêu cầu đo chính xác nhiệt độ từ xa cũng là một việc rất có ý nghĩa đối với sản xuất và nghiên cứu khoa học....

 

1.      Khái niệm nhiệt độ

 

Từ lâu người ta đã biết rằng tính chất của vật chất có liên quan mật thiết tới mức độ nóng lạnh của vật chất đó. Nóng lạnh là thể hiện tình trạng giữ nhiệt của vật và mức độ nóng lạnh đó được gọi là nhiệt độ. Vậy nhiệt độ là đại lượng đặc trưng cho trạng thái nhiệt, theo thuyết động học phân tử.

                        

           

                                         Nhiệt kế hiển thị vạch                                                               Nhiệt kế hiển thị số

 

 

 2.      Một số đơn vị đo thông dụng

 

Thứ nhất là loại đơn vị đo nhiệt độ ta hay sử dụng nhất là “ Celsius “ ký hiệu : °C ( độ C). Celsius là đơn vị đo nhiệt độ là tên của nhà thiên văn học Thụy Điển là người sơ khai đề ra hệ thống đo nhiệt độ. Tiếp sau 2 năm thì Carolus Linnaeus đặt lại lấy nước đá đông là 0 độ C và nước sôi là 100 độ C.

Thứ hai phải nhắc tới là độ K tức độ Kelvin: là một đơn vị đo cơ bản cho nhiệt độ trong hệ thống đo quốc tế. Trong nhiệt giai Kenvin 1 K = - 272,15 °C , Kelvin chính là tên nhà vật lý người Ireland.

Nhiệt độ tuyệt đối có lúc sẽ là nhiệt độ tính theo Kelvin, chính vì 0 độ K tương ứng đo nhiệt độ chất đạt được. Theo lý thuyết đặt ra mức 0K các chuyển động nhiệt đều dừng nhưng thực tế thì chưa thấy vật nào đặt mức 0k thường là > 0K  với mức nhỏ nhất nào đó, nên chuyển động nhiệt vẫn xảy ra và ở mức độ.

Thang đo nhiệt độ theo Fahrenheit ( độ F) : xác định nhiệt độ đóng băng của nước tinh khiết  là 32  độ F là điểm chuẩn thứ hai và với nhiệt độ của người khỏe mạnh là 96 độ F là điểm chuẩn thứ ba. Để áp dụng các điểm chuẩn trên, dưới rất khó chính xác được nên  thang đo nhiệt độ xác định lại chuẩn mới là nhiệt độ đóng băng tương ứng 32 độ F và nhiệt độ sôi của nước tương ứng 212 độ F.

Đơn vị đo nhiệt độ Tp đơn vị đo lường trong hệ thống đo lường planck tương ứng với nhiệt độ của những lỗ đen trong vũ trụ khi bốc hơi hoặc ngay sau vụ nổ lớn.

 

 

3.      Dụng cụ và phương pháp đo nhiệt độ

 

Loại chỉ thị:

      

 

 

Loại tự ghi:    

                              

Loại đo từ xa:

                          

 

                                                            

 

Có nhiều loại dụng cụ đo nhiệt độ, tên gọi của mỗi loại một khác nhưng thường gọi chung là nhiệt kế. Trong dụng cụ đo nhiệt độ ta thường dùng các khái niệm sau :

Nhiệt kế là dụng cụ (đồng hồ) đo nhiệt độ bằng cách cho số chỉ hoặc tín hiệu là hàm số đã biết đối với nhiệt độ. Bộ phận nhạy cảm của nhiệt kế là bộ phận của nhiệt kế dùng để biến nhiệt năng thành một dạng năng lượng khác để nhận được tín hiệu (tin tức) về nhiệt độ. Nếu bộ phận nhạy cảm tiếp xúc trực tiếp với môi trường cần đo thì gọi là nhiệt kế đo trực tiếp và ngược lại. Theo thói quen người ta thường dùng khái niệm nhiệt kế để chỉ các dụng cụ đo nhiệt độ dưới 600°C, còn các dụng cụ đo nhiệt độ trên 600°C thì gọi là hỏa kế.

 

Theo nguyên lý đo nhiệt độ, đồng hồ nhiệt độ được chia thành 5 loại chính.

a/ Nhiệt kế dãn nở: đo nhiệt độ bằng quan hệ giữa sự dãn nở của chất rắn hay chất nước đối với nhiệt độ. Phạm vi đo thông thường từ -200 đến 500°C . Ví dụ như nhiệt kế thủy ngân, rượu....

b/ Nhiệt kế kiểu áp kế: đo nhiệt độ nhờ biến đổi áp suất hoặc thể tích của chất khí, chất nước hay hơi bão hòa chứa trong một hệ thống kín có dung tích cố định khi nhiệt độ thay đổi. Khoảng đo thông thường từ 0 đến 300 °C.

c/ Nhiệt kế điện trở: đo nhiệt độ bằng tính chất biến đổi điện trở khi nhiệt độ thay đổi của vật dẫn hoặc bán dẫn. Khoảng đo thông thường từ -200 đến 1000°C .

d/ Cặp nhiệt còn gọi là nhiệt ngẫu, pin nhiệt điện. Đo nhiệt độ nhờ quan hệ giữa nhiệt độ với suất nhiệt điện động sinh ra ở đầu mối hàn của 2 cực nhiệt điện làm bằng kim loại hoặc hợp kim. Khoảng đo thông thường từ 0 đến 1600°C

e/ Hỏa kế bức xạ gồm hỏa kế quang học, bức xạ hoặc so màu sắc. Đo nhiệt độ của vật thông qua tính chất bức xạ nhiệt của vật. Khoảng đo thường từ 600 đến 6000 °C . Đây là dụng cụ đo gián tiếp.

Nhiệt kế còn được chia loại theo mức độ chính xác như:

- Loại chuẩn - Loại mẫu - Loại thực dụng .

Hoặc theo cách cho số đo nhiệt độ ta có các loại :

- Chỉ thị - Tự ghi - Đo từ xa

 

 

 

Nếu quí khách hàng có nhu cầu hiệu chuẩn xin vui lòng liên hệ lại cho chúng tôi.

   Hotline:
   028 2253 8451 / 0937 979 763 or 0901 358 521